Thứ Ba, 25 tháng 3, 2008

Kinh nghiệm - Kiến thức chẩn đoán bệnh laptop

Máy tính xách tay của bạn bỗng nhiên không thể nào khởi dộng được hoặc trong lúc khởi động lại gặp sự cố và “chết đơ”. Không cần mang đến cửa hàng sửa chữa, bạn có thể tham khảo các mẹo sau đây để khắc phục tình trạng này.

Tình huống 1: Mặc dù đã cắm vào ổ cắm AC nhưng đèn LED (đèn nguồn, đèn ổ cứng và đèn pin...) vẫn không sáng. Máy tính không “nhúc nhích, đả động” khi bạn bấm nút khởi động.

Làm gì khi laptop “nũng nịu”


Không phải lúc nào máy tính xách tay của bạn cũng chạy vèo vèo như bạn vẫn mong muốn. Đôi khi nó lại lăn đùng làm “nũng” trong lúc bạn cần kíp nhất. Một số cách sau đây giúp bạn đối phó với “cô nàng đỏng đảnh” của mình.


1. Laptop quá nóng

Nóng quá cũng có thể khiến laptop của bạn trở nên ì ạch hơn và đôi khi còn là “thủ phạm” làm cho máy tính hoạt động kém hiệu suất hay bị “đông cứng”. Tất cả máy tính, kể cả PC đều tỏa nhiệt rất nhiều nhưng laptop rất nhạy cảm với nhiệt độ vì sự nhỏ gọn và có ít lỗ thông gió. Hơn nữa, bụi bặm đã bịt mất lỗ thông hơi, cảm trờ sự lưu thông của không khí để làm mát cho CPU. Đơn giản, bạn chỉ cần thường xuyên lau chùi các lỗ thông hơi bằng một tấm vải mềm hoặc bằng dung dịch lau bàn phím.

Để ngăn ngừa bụi bặm bám vào lỗ thông hơi, bạn nên đặt một miếng vải nhỏ lên lỗ hút hơi (nhớ không đặt lên lỗ thoát hơi, là nơi khí nóng đẩy ra ngoài máy tính). Nếu trường hợp, tấm vải không có tác dụng gì thì bắt buộc bạn phải nâng cấp hệ thống BIOS. Trong BIOS có chức năng kiểm soát nhiệt độ của máy tính.

2. Ổ cứng chạy chậm hơn “rùa”

Dữ liệu “ngổn ngang” không có tổ chức làm giảm hiệu suất của máy tính vì laptop phải mất nhiều thời gian hơn để chuyển qua lại giữa các mảnh dữ liệu và các sector hỏng trên ổ cứng. Đơn giản bạn chỉ cần chống phân mảnh cho ổ đĩa bằng công cụ Disk Defragmenter trong Windows (Từ Start --> Programs --> Accessories --> System Tools --> Disk Defragmenter). Hoặc bạn có thể dùng phần mềm miễn phí Power Defragmenter để thực hiện.

3. Cần thêm bộ nhớ

Máy tính của bạn chạy ì ạch trong khi bạn lại có công việc phải xử lý nhiều ứng dụng cùng lúc. Thậm chí nó còn treo máy hay khởi động chậm.

Nếu laptop của bạn khởi động quá chậm thì bạn nên loại bỏ bớt những chương trình không cần thiết chạy khi khởi động bằng cách di trỏ chuột lên các biểu tượng ở phía góc bên phải trên thanh taskbar phía dưới màn hình để tắt. Hoặc bạn có thể cài phần mềm System Suite 7 Professional để quản lý các chương trình load khi máy tính của bạn khởi động.

Nếu phải mua một thanh RAM mới để tăng tốc cho laptop, bạn nên sử dụng một số công cụ trên các trang web, như www.kingston.com, www.crucial.com hay 4allmemory.com để tìm loại RAM nào phù hợp với laptop của mình.

Người dùng Windows Vista có thể dùng công cụ Memory Diagnostics có sẵn để xác định có cần mua thêm RAM hay không. Chỉ cần gõ từ “memory” (bộ nhớ) trong thanh tìm kiếm (search), hệ điều hành sẽ quét trên RAM để tìm lỗi và nếu cần thay RAM, Vista sẽ đưa lời khuyên cho bạn.

4. Không thể kết nối Wi-Fi

Đang ung dung vừa lướt web bằng Wi-Fi vừa nhâm nhi tách cafe thì tự nhiên laptop lại bị mất kết nối Internet. Một số laptop được thiết kế có một nút bấm ngoài, tách biệt với phần mềm, để giúp người dùng bật/tắt kết nối không dây. Vì thế, bạn nên kiểm tra lại nút bấm này vì không trừ trường hợp vô tình tay bạn chạm vào nó. Ngoài ra, bạn cũng nên xác định xem mạng Wi-Fi mà mình đang kết nối có hoạt động hay không.

Muốn “nhàn nhã”, không phải lo nghĩ khi dùng Wi-Fi, bạn có thể cài phần mềm miễn phí Network Magic để kiểm tra tình trạng mạng của mình. Phần mềm sẽ giúp bạn dễ dàng cài đặt, bảo mật mạng hay kịp thời khắc phục lỗi kết nối wireless.

Ngoài ra, với những người thường xuyên dùng Wi-Fi ở những nơi công cộng thì nên cài đặt chương trình Hotspot Helper của JiWire. Phần mềm vừa đảm nhiệm vai trò “thám tử” tìm cho bạn những hotspot an toàn vừa bảo mật dữ liệu cho laptop của bạn. Ngoài ra, nó cũng bảo vệ cho e-mail gửi, nhận trên laptop.

5. Ổ cứng bị lỗi

Khi ổ cứng bị lỗi, laptop của bạn sẽ phát ra tiếng kêu lách cách khi người dùng truy cập dữ liệu trên máy.

Rõ ràng liệu pháp tốt nhất lúc này là nên sao lưu lại dữ liệu để không bị hủy toàn bộ thông tin khi hard drive của bạn “chết” hẳn.

Có rất nhiều phần mềm thực hiện tốt chức năng sao lưu, như Norton Save & Restore 2.0, rất dễ sử dụng. Nếu muốn sao lưu trực tuyến thì có thể thực hiện trên trang Mozy.com (cho phép sao lưu miễn phí 2GB, dùng thoải mái với thuê bao 4,95 USD/tháng). Trang web này tự động sao lưu lại hệ thống.

Tuy nhiên, đôi khi sao lưu chưa kịp mà ổ cứng laptop đã “die” từ lúc nào không biết. Rất may, cũng có rất nhều công cụ giúp bạn kiểm tra ổ cứng thường xuyên để xác định sự cố kịp thời. Hitachi có chương trình hỗ trợ này trên trang web www.hitachi.com.

6. Hệ thống bị crash

Tự nhiên laptop không thể khởi động được. Gặp phải trường hợp này, rất nhiều người trở nên hoảng sợ vì laptop là cả một kho báu với họ, chứa bao nhiêu là thông tin, dữ liệu quan trọng. Thế nhưng, tình trạng này không đáng lo ngại lắm, nó cũng giống như là bị mất đi file hệ thống hay sector ổ cứng bị lỗi. Để xác định rõ “bệnh”, bạn nên tháo ổ cứng và cắm vào dây nối USB đi kèm khi mua laptop.

Tiếp theo, nối dây cáp USB đó với cổng USB trên một chiếc PC. Nếu file hệ thống vẫn “nguyên vẹn” thì bạn nên chuyển dữ liệu sang ổ cứng trên PC. Sau đó, bạn chạy Checkdisk cho ổ cứng bằng DOS (Start/Programs/Accessories/Command Prompt) và gõ X (X: viết tắt của ổ cứng ngoài) --> Enter. Tiếp theo gõ “chkdsk /f.”. Máy tính sẽ hỏi liệu bạn có muốn tháo ổ đĩa ra --> nhập Y --> Enter.

Lúc này, laptop sẽ hiện một số thông tin về ổ cứng (dạng file hệ thống, số series) và sau đó quét ổ đĩa, sửa lỗi. Chỉ có thế, ngay sau đó, laptop của chạy ngon lành khi bạn cắm lại ổ cứng cho máy.

Hương Linh


Chống sốc cho Laptop


Thời gian qua rất nhiều khách hàng sử dụng Laptop than phiền về việc tình trạng máy liên tục bị treo và tự dưng ổ cứng đột ngột mất dữ liệu mà không rõ lý do. Mang máy đi sửa mới biêt là do ổ cứng (HDD) trục trặc vì bị sốc mạnh.

Sốc dễ khiến HDD hỏng

Trong Laptop, ổ cứng là thiết bị dễ bị hỏng nhất. Bệnh về ổ cứng lâu nay không phải hiếm, chỉ cần sử dụng thời gian dài ổ cứng cũng có thể tự hỏng (lỗi Bad HDD), giảm tuổi thọ. Tuy nhiên nguyên nhân khiến ổ cứng dạo gần đây hay bị hỏng nhiều nhất chính là tình trạng máy bị sốc, lắc mạnh trong suốt quá trình di chuyển nhiều mà không có các chế độ bảo quản đúng cách. Cấu tạo bao gồm 1 board mạch chủ, 1 miếng từ và đầu đọc từ.

Trong đó đầu đọc từ cách miếng từ 1 khoảng nhỏ để tạo ra sự chuyển động khi khởi động máy. Trong quá trình di chuyển, nếu máy thường xuyên bị lắc hoặc sốc (để trên xe gắn máy và xe vấp ổ gà gây nên hiện tượng va đập giữa máy và xe) thì cả đầu đọc và miếng từ sẽ bị dịch chuyển sai khỏi vị trí ban đầu, khiến hoạt động ở ổ cứng gặp trở ngại. Tình trạng thường thấy nhất: treo máy, nếu khởi động máy sẽ báo lỗi HDD not detected, không vào được Win, đôi khi vô cớ mất dữ liệu.

Phương pháp chống sốc

Ngoài 1 số đời máy của Sony và IBM được thiết kế khoang chống sốc có cấu tạo vừa vặn với HDD để giữ cho HDD luôn đứng yên khi máy bị sốc, còn lại đa phần các máy hiện nay đều không có cấu tạo đó. Đặc biệt là với các model máy được thiết kế mảnh mai, nhỏ gọn thì việc chống sốc cần được quan tâm hơn hết.

Hiện thị trường đang có bán các túi chống sốc khá hữu hiệu. Túi được thiết kế để ôm sát vào máy. Chất liệu mút mềm đặc biệt (khi nhấn tay vào thì phải hơn 2 giờ sau mới đàn hồi trở lại) nhằm hạn chế các lực mạnh tác động vào thân máy. Bạn có thể tìm mua dễ dàng các loại túi này với giá từ 30- 80USD tùy theo kích cỡ máy và chất liệu của các nhà sản xuất Zero Shock, iWorld và Targus.

Theo kinh nghiệm của những người hay sử dụng Laptop, nếu bạn thường xuyên di chuyển thì không nên cho laptop vào cặp rồi máng vào baga xe máy như cách làm từ trước đến nay. Chọn 1 chiếc balo chắc chắn có thể bỏ vừa máy vào để sử dụng.

Đây là phương pháp chống sốc rất được ưa chuộng, giá thành cũng rẻ hơn túi chống sốc khá nhiều lại an toàn. Trường hợp ổ cứng đã hỏng thì cũng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách khắc phục thay vì phải thay mới.

Một số cách xử lý khi ổ cứng gặp vấn đề:

Khi máy bị treo

Trong trường hợp này bạn nhất thiết phải tắt nút nguồn để thoát khỏi tình trạng treo. Nhưng để ổ cứng không hỏng cũng như bảo vệ máy thì bạn không nên nôn nóng mở nút nguồn ngay sau đó. Đợi khoảng 30- 1 phút rồi hãy khởi động lại.

Sữa lỗi Bad HDD

Lâu nay mỗi khi HDD bị chết (HDD bad) không hoạt động được nữa nhiều người vẫn chọn giải pháp thay mới. Tuy nhiên còn có cách khác giúp bạn tiết kiệm được 1 khoản kha khá. Theo cấu tạo, mỗi ổ cứng bao giờ cũng có hàng triệu sector.

Các sector này sau thời gian hoạt động cũng thường bị hỏng. Lúc này, bạn sẽ mang máy đến các trung tâm chuyên sữa chữa Laptop và nhờ kiểm tra hộ những đoạn sector bị hỏng.

Các trung tâm sẽ có máy đo để xác định đoạn sector hỏng. Nhận biết đoạn nào hỏng, bạn nhờ cắt bỏ hẳn và sau đấy nối lại để tiếp tục sử dụng. Sau khi cắt bỏ đoạn sector hỏng, HDD sẽ bị cắt giảm dung lượng xuống và có khả năng tiếp tục hỏng sau thời gian sử dụng. Nhưng điều quan trọng là bạn cũng đã biết thêm 1 cách hay nữa để cứu chữa cho ổ cứng của mình.


Mã lỗi

Nguyên nhân & Cách khắc phục

0175 Bad CRC1, stop POST task—The EEPROM checksum is not correct.

Mainboard.

0176 System Security—The system has been tampered with.

1. Chạy BIOS setup, ấn F10, Enter để lưu cấu hình.

2. Lỗi mainboard.

0177 Bad SVP data, stop POST task—The checksum of the supervisor password in the EEPROM is not correct.

Lỗi mainboard.

0182 Bad CRC2. Enter BIOS Setup and load Setup defaults.—The checksum of the CRS2 setting in the EEPROM is not correct.

1.Chạy BIOS setup, ấn F9, Enter để nạp cấu hình mặc định. Ấn F10 để lưu cấu hình.

2. Lỗi mainboard.

0185 Bad startup sequence settings. Enter BIOS Setup and load Setup defaults.

Chạy BIOS setup, ấn F9, Enter để nạp cấu hình mặc định. Ấn F10 để lưu cấu hình.

0187 EAIA data access error—The access to EEPROM is failed.

Lỗi mainboard.

0188 Invalid RFID Serialization Information Area.

Lỗi mainboard.

0189 Invalid RFID configuration information area—The EEPROM checksum is not correct.

Lỗi mainboard.

0190 Critical low-battery error

1. Sạc pin.

2. Pin bị hỏng, phải thay pin mới.

0191 System Security—Invalid Remote Change requested.

1. Chạy BIOS setup, ấn F10, Enter để lưu cấu hình.

2. Lỗi mainboard.

0192 System Security— IBM Embedded Security hardware tamper detected.

Lỗi mainboard.

0199 System Security—IBM Security password retry count exceeded.

1. Chạy BIOS setup, ấn F10, Enter để lưu cấu hình.

2. Lỗi mainboard.

01C8 Two or more modem devices are found. Remove all but one of them. Press to continue.

1. Ấn ESC để bỏ qua lỗi hoặc tháo bớt card modem.

2. Lỗi mainboard.

01C9 More than one Ethernet devices are found. Remove one of them. Press to continue.

1. Ấn ESC để bỏ qua lỗi hoặc tháo bớt card mạng.

2. Lỗi mainboard.

0200 Hard disk error—The hard disk is not working.

1. Gắn lại dây đĩa cứng.

2. Khôi phục cấu hình BIOS mặc định.

3. Lỗi đĩa cứng. Thử đĩa cứng khác.

4. Lỗi mainboard.

021x Keyboard error.

Chạy chương trình của máy để kiểm tra bàn phím.

0220 Monitor type error—Monitor type does not match the one specified in CMOS.

Khôi phục cấu hình BIOS mặc định.

0230 Shadow RAM error—Shadow RAM fails at offset nnnn.

Lỗi mainboard.

0231 System RAM error—System RAM fails at offset nnnn.

1. Lỗi RAM.

2. Lỗi mainboard.

0232 Extended RAM error— Extended RAM fails at offset nnnn.

1. Lỗi RAM.

2. Lỗi mainboard.

0250 System battery error—System battery is dead.

Thay pin dự phòng.

0251 System CMOS checksum bad— Default configuration used.

Thay pin dự phòng.

0252 Password checksum bad—The password is cleared.

Vào BIOS setup để reset lại password.

0260 System timer error.

1. Thay pin dự phòng. Vào BIOS setup chỉnh lại ngày giờ.

2. Lỗi mainboard.

0270 Real-time clock error.

1. Thay pin dự phòng. Vào BIOS setup chỉnh lại ngày giờ.

2. Lỗi mainboard.

0271 Date and time error—Neither the date nor the time is set in the computer.

Vào BIOS setup chỉnh lại ngày giờ.

0280 Previous boot incomplete— Default configuration used.

1. Khôi phục cấu hình BIOS mặc định.

2. Lỗi RAM.

3. Lỗi mainboard.

02F5 DMA test failed.

1. Lỗi RAM.

2. Lỗi mainboard.

02F6 Software NMI failed

1. Lỗi RAM.

2. Lỗi mainboard.

02F7 Fail-safe timer NMI failed

1. Lỗi RAM.

2. Lỗi mainboard.

1802 Unauthorized network card is plugged in—Turn off and remove the miniPCI network card.

1. Tháo card MiniPCI.

2. Lỗi mainboard.

1803 Unauthorized daughter card is plugged in—Turn off and remove the daughter card.

1. Tháo card vừa gắn vào.

2. Lỗi mainboard.

1810 Hard disk partition layout error.

1. Ấn nút Access IBM trên bàn phím để chạy IBM Predesktop Area, chọn RECOVER TO FACTORY CONTENTS để phục hồi đĩa cứng.

2. Thử chạy fdisk để xóa tất cả phân vùng. Sau đó làm lại bước 1.

3. Khởi động từ đĩa CD phục hồi để khôi phục đĩa cứng.

4. Nếu vẫn không được, thay đĩa cứng mới.

2000 IBM Hard Drive Active Protection sensor diagnostics failed.Press to continue.Press to enter SETUP

1. Tháo máy ra khỏi đế, để ngay ngắn lại.

2. Chạy chương trình chẩn đoán trong đĩa cứu hộ PC Doctor. Mở menu Diagnostics --> Other Devices --> HDD Active Protection Test.

Device address conflict.

1. Khôi phục cấu hình BIOS mặc định.

2. Thay pin dự phòng.

3. Lỗi mainboard.

Allocation error for device.

1. Khôi phục cấu hình BIOS mặc định.

2. Thay pin dự phòng.

3. Lỗi mainboard.

Failing bits: nnnn.

1. Lỗi RAM.

2. Lỗi mainboard.

Invalid system configuration data.

1. Lỗi RAM.

2. Lỗi mainboard.

I/O device IRQ conflict.

1. Khôi phục cấu hình BIOS mặc định.

2. Thay pin dự phòng.

3. Lỗi mainboard.

Operating system not found.

1. Kiểm tra lại hệ điều hành trên đĩa cứng.

2. Kiểm tra lại đĩa cứng trong BIOS.

3. Gắn lại đĩa cứng.

4. Cài lại hệ điều hành.

5. Lỗi đĩa cứng.

6. Lỗi mainboard.

Hibernation error.

1. Khôi phục lại cấu hình hệ thống trước khi ở chế độ hibernate.

2. Nếu kích thước bộ nhớ thay đổi, tạo lại file hibernate.

Fan error.

Lỗi quạt.

Thermal sensing error.

Lỗi mainboard.

Authentication of system services failed. Press to resume.

Khôi phục lại Predesktop Area từ đĩa CD.

Lỗi tiếng bíp:

1 tiếng bíp, màn hình tối hoặc chớp.

1. Cắm lại dây màn hình.

2. Lỗi màn hình.

3. Lỗi màn hình ngoài.

4. Lỗi mainboard.

1 tiếng bíp dài và 2 tiếng ngắn, màn hình tối không đọc được.

1. Lỗi mainboard.

2. Lỗi màn hình.

3. Lỗi RAM.

2 tiếng bíp ngắn, kèm theo mã lỗi.

Xem lại bảng mã lỗi ở trên

2 tiếng bíp ngắn, màn hình tối.

1. Lỗi mainboard.

2. Lỗi RAM.

3 tiếng ngắn, ngừng, 3 tiếng ngắn, và 1 tiếng ngắn.

1. Lỗi RAM.

2. Lỗi mainboard.

1 tiếng ngắn, ngừng, 3 tiếng ngắn, ngừng, 3 tiếng ngắn, 1 tiếng ngắn.

1. Lỗi RAM.

2. Lỗi mainboard.

Chỉ có con chỏ chuột hiện lên.

Cài lại hệ điều hành.

4 tiếng ngắn, lặp lại 4 lần.

Lỗi mainboard (chip bảo mật).

5 tiếng ngắn, màn hình tối.

Lỗi mainboard.

Không có thông báo lỗi, không có tiếng kêu:

Không tiếng kêu, đèn nguồn sáng, màn hình tối.

1. Kiểm tra lại các dây nối.

2. Lỗi RAM.

3. Lỗi mainboard.

Không tiếng kêu, đèn nguồn sáng, màn hình chớp trong quá trình khởi động.

1. Cắm lại RAM.

2. Lỗi mainboard.



Không có nhận xét nào: